Có thể có điều gì khó chịu hơn việc kết nối Wi-Fi bị ngắt? Tệ nhất là không nhìn thấy mạng Wi-Fi của bạn khi bạn cần gửi một email quan trọng? Bạn có thể không xem được mạng Wi-Fi của mình vì một số lý do — chẳng hạn như ở vị trí bị hạn chế hoặc không có kết nối Internet, đang ở chế độ trên máy bay hoặc đơn giản là quên bật Wi-Fi. Trong một số trường hợp nhất định, đó có thể là sự cố của bộ định tuyến, nhưng sau này sẽ xảy ra nhiều vấn đề hơn về việc laptop không kết nối được WiFi.
Mặc dù các lý do có thể khác nhau, nhưng bạn có thể tự mình khắc phục hầu hết các sự cố Wi-Fi phổ biến trong Windows 10. Dưới đây là một số mẹo mà chúng tôi liệt kê để giúp bạn tìm ra sự cố và sửa lỗi laptop không kết nối được WiFi.
Nguyên nhân khiến laptop không kết nối được Wifi
Để có hưỡng khắc phục tình trạng laptop không bắt được Wifi trước tiên chúng ta phải biết được nguyên nhân gây ra lỗi để tìm ra cách sửa chữa nhanh chóng và chính xác nhất. Nhưng có rất nhiều lý do khiến cho máy tính của bạn không thể kết nối được Wifi, và một trong số các nguyên nhân đó có thể kế đến như sau:
- Vô tình tắt công tắc Wifi, hoặc chưa kích hoạt tính năng Wifi trên laptop.
- Máy tính chưa được cài đặt Driver mạng Wifi hoặc driver đã cũ, bị lỗi do virus hoặc xung đột phần mềm.
- Do hệ thống mạng, router wifi bị lỗi hoặc không có kết nối mạng.
- Trùng IP với các máy khác trong mạng LAN
- Máy tính bị dính virus
- Dùng phần mềm fake IP hoặc VPN để đổi IP
Cách sửa lỗi laptop không kết nối được WiFi
Kiểm tra wifi
Khi máy tính xách tay không thể truy cập Wi-Fi. Vấn đề có thể xảy ra với thiết bị cầm tay hoặc router mạng. Để khắc phục lỗi laptop không vào được wifi thì bước kiểm tra đầu tiên cần thực hiện là dùng một thiết bị khác thử kết nối tới mạng Wi-Fi đó. Nếu vẫn truy cập được tức là mạng Wi-Fi hoàn toàn bình thường và vấn đề xảy ra với máy tính. Khi đã xác định rằng router vẫn hoạt động; kiểm tra kết nối trên laptop bằng cách tắt Wi-Fi trong khoảng một phút rồi bật và thử kết nối trở lại. Nếu cách trên vẫn chưa được; bạn nên tiếp tục với cách đơn giản khác là khởi động lại máy tính.
Kiểm tra tình trạng phủ sóng
Để khắc phục lỗi laptop không vào được wifi bạn cần kiểm tra tình trạng phủ sóng. Mật khẩu sau đó bấm Connect để thử kết nối lại tới mạng Wi-Fi. Sau đó Wi-Fi vẫn chưa vào được, hãy đảm bảo là bạn kết nối đến đúng mạng Wi-Fi của mình. Không nhầm lẫn trong việc nhập mật khẩu. Bấm chuột vào biểu tượng Wi-Fi ở khu vực thông báo để hiện lên danh sách các mạng khả dụng. Tìm đến tên Wi-Fi của bạn và bấm vào nút Connect.
Hãy chắc chắn là bạn có và nhập đúng mật khẩu. Khi gõ hãy cẩn thận nhập, tránh nhầm lẫn các ký tự giống nhau. Chẳng hạn số 1 có thể nhầm với chữ L viết thường (l) hay giữa chữ O và con số 0. Một vài cách bạn nên thử khác, trước hết là nhìn vào danh sách các mạng Wi-Fi để biết rằng độ phủ sóng có khỏe không. Nếu ít vạch sóng hiện lên, hãy di chuyển máy tính lại gần khu vực đặt router. Tiếp theo, sử dụng công cụ chẩn đoán mà Windows cung cấp bằng cách nhấp phải chuột vào biểu tượng mạng. Chọn Troubleshoot problems rồi thực hiện các bước theo hướng dẫn. Cách khác là tạm thời tắt tường lửa sau đó thử lại.
Thay đổi kênh Wi-Fi
Thay đổi kênh Wi-Fi bằng cách nối máy tính với router với dây ethernet, rồi vào phần cài đặt mạng. Nếu vấn đề xảy ra với mạng, tắt nguồn hoặc rút phích cắm nguồn của router. Chờ trong khoảng 2 phút rồi cắm lại. Kết nối Wi-Fi vẫn không được, hãy dùng cáp ethernet để nối trực tiếp máy tính với router. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra nếu sự cố xảy ra với việc truyền phát Wi-Fi. Tiếp theo, hãy vào phần thiết lập router (thường có nhãn hướng dẫn phía đế thiết bị) và thay đổi kênh Wi-Fi.
Cài đặt lại driver vì laptop không kết nối được WiFi
Nếu trước kia bạn vẫn sử dụng bình thường nhưng laptop bỗng dưng không bắt được wifi nữa thì khả năng bạn bị lỗi driver mạng là rất cao. Để kiểm tra lại driver wifi của laptop các bạn làm như sau:
- Bước 1 : Trên biểu tượng This PC ở destop, các bạn ấn chuột phải và chọn Manager
- Bước 2: Tiếp tục chọn Device Manager ( trình quản lý thiết bị). Kiểm tra xem trong cột “Network adapter” xem có hiện driver wifi chưa. Driver wifi thông thường sẽ có kí hiệu Wireless.
- Bước 3: Nếu chưa có driver của Wifi các bạn phải dùng thiết bị khác để tải driver copy vào usb rồi cài đặt lại. Nếu không thể tải được driver wifi hoặc không tìm thấy driver các bạn có thể sử dụng phần mềm tự động cài driver All in one như Driver Booter hay Wandrive để tự động cài đặt lại.
Bước 4: Sau khi cài Driver, nếu có biểu tượng cột sóng như cũ là thành công. Trường hợp với máy mới chưa được cài đặt driver các bạn cũng có thể làm theo cách này.