Cách sửa lỗi màn hình xanh trên Windows 10 khi cập nhật NVIDIA Drivers

Lỗi cập nhật NVIDIA Drivers
4 phút, 48 giây để đọc.

Lỗi màn hình xanh là một trong những hiện tượng đáng sợ nhất khi người dùng máy tính gặp phải. Nó khiến chúng ta buộc phải ngừng hết mọi công việc đang dang dở vì không thể sử dụng máy tính lúc này. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau và rất khó xác định lý do vì sao xảy ra lỗi. Nhưng trong trường hợp do vấn đề liên quan cập nhật NVIDIA Drivers thì bạn hoàn toàn có thể tạm yên tâm. Vì trong trường hợp này bạn có thể tự xử lý theo hướng dẫn mà không cần mang ra nhân viên kĩ thuật. Đây là một lỗi thường gặp ở máy tính Windows 10 khi cài đặt driver. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn trong bài viết dưới đây để có thể khắc phục hiện tượng này cho chiếc máy tính của bạn.

Lỗi phổ biến khi cập nhật NVIDIA Drivers

Nếu bạn đang sử dụng card màn hình của NVIDIA và gặp lỗi màn hình xanh thì hãy xem qua bài viết này. Card màn hình (hay gọi tắt là GPU) là phần cứng khá quan trọng trong máy tính nếu người sử dụng nó là một game thủ. Và để cho GPU hoạt động tốt nhất, cập nhật driver thường xuyên là việc nên làm. Vấn đề là việc tung ra các bản cập nhật driver GPU của hãng diễn ra khá lâu. Thường là “đi sau” hệ điều hành máy tính có phiên bản mới.

Do đó, thông thường các nhà phát triển driver cho GPU sẽ phát hành các bản Beta. Để kiểm tra tính tương thích của GPU với hệ điều hành máy tính mới. Và như bản đã biết thì Beta lúc nào cũng không thật sự ổn định, và đôi khi lại gây lỗi. Quen thuộc nhất là lỗi màn hình xanh chết chóc. Hay còn gọi là Blue Screen Of Death (BSOD). Trường hợp nếu đang sử dụng card màn hình NVIDIA và lỗi BSOD xuất hiện. Ngay khi bạn cài đặt phiên bản NVIDIA Drivers cho Windows 10. Thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn các giải pháp khắc phục, cụ thể như sau.

Sử dụng Device Manager để update NVIDIA Drivers

Sử dụng Device Manager để update NVIDIA Drivers

Nếu bạn đã tải xuống NVIDIA Drivers theo cách thủ công. Và đang cố cài đặt thì có thể hãy bỏ qua cập nhật thủ công và sử dụng Device Manager để thay thế. Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Device Manager. Sau đó trong cửa sổ Device Manager. Hãy mở rộng mục phần cứng Display Adapter. Và nhấn phải chuột vào tên card màn hình NVIDIA xuất hiện và chọn Update Drivers. Nhấn vào lựa chọn “Search online for updates” và tiến hành cài đặt NVIDIA Drivers nếu nó được phát hành chính thức. Khi cài đặt xong, hãy khởi động lại máy tính để kiểm tra kết quả.

Lưu ý: Nếu Device Manager không thể tìm thấy bản cập nhật driver. Nhưng phía trang web NVIDIA lại có sẳn thì bạn đừng tải và cài đặt vì có thể hệ điều hành của bạn chưa sẳn sàng để cập nhật. Và việc cài đặt “cưỡng bức” có thể làm mất ổn định hệ thống.

Dùng công cụ Roll Back Driver

Nếu bạn nhận thấy sự cố màn hình xanh bắt đầu xuất hiện sau khi cập nhật driver gần đây. Điều đó khiến bạn muốn rollback driver theo các bước hướng dẫn bên dưới.

Khởi động Windows vào chế độ Safe Mode, sau đó hãy mở rộng mục phần cứng Display Adapter trong Device Manager. Nhấn phải chuột vào tên card màn hình NVIDIA xuất hiện và chọn Properties. Nhấn vào tab Driver và nhấn tiếp vào nút “Roll Back Driver”. Sau đó làm theo các thao tác được gợi ý. Điều này giúp bạn nguyên trạng các driver về phiên bản trước gần nhất. Restart Windows và kiểm tra xem lỗi màn hình xanh có còn xuất hiện khi bạn khởi động máy tính hay không.

Dùng ứng dụng GeForce Experience xử lý

Ứng dụng GeForce Experience

Được phát hành bởi NVIDIA, GeForce Experience cho phép bạn có thể điều chỉnh các thiết lập này. Để các trải nghiệm gaming của bạn được hoàn hảo nhất. Các thiết lập bao gồm: độ phân giải, hiệu ứng, bộ lọc, chất lượng môi trường, chế độ toàn màn hình, nhân vật, PhysX và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, nó còn có khả năng tự động cập nhật phiên bản driver GeForce mới nhất. Bổ sung thêm nhiều tính năng mới từ các phiên bản này giúp card màn hình hoạt động hiệu quả nhất.

Sau khi tải xong, hãy tiến hành cài đặt GeForce Experience lên máy tính. Quá trình cài đặt khá đơn giản và bạn không phải làm gì vì mọi thứ điều được thực hiện một cách tự động. Khi cài đặt xong, bạn hãy khởi động GeForce Experience lên và nhấn vào tab Driver. GeForce Experience sẽ tự động kiểm tra và hiển thị cập nhật Driver mới nếu có. Lúc này bạn chỉ đơn giản là nhấn Download và cài đặt là xong.

Hãy cập nhật Windows 10 để khắc phục

Cuối cùng, ngoài các giải pháp trên thì việc cập nhật Windows 10 lên phiên bản mới. Cũng là điều cần thiết nhằm tránh phiên bản NVIDIA Drivers mới gây xung đột hệ thống. Do đó, việc cập nhật Windows 10 cũng rất quan trọng, bạn cần lưu ý. Khởi động Settings và truy cập vào Update & Security, hãy nhấp vào tab Windows Update và nhấn Check for updates. Nếu có các cập nhật mới hiện diện, hãy cài đặt tất cả chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.