Kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Trung Quốc có những đặc điểm gì?

Kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Trung Quốc có những đặc điểm gì?
4 phút, 47 giây để đọc.

Sau 5 năm chế tạo và lắp ráp kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ, Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Tháng 7 năm ngoái, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới cuối cùng đã được hoàn thành tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Kính thiên văn khổng lồ sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng này. Nó được lắp ráp để tìm kiếm sự tồn tại của con người trong không gian vũ trụ và các dấu hiệu khác của sự sống.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phải mất 17 năm mới tìm được một địa điểm đủ rộng để chế tạo chiếc kính thiên văn vô tuyến này. Dự án được giới thiệu vào năm 2007 và được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011 với tổng vốn đầu tư 180 triệu đô la Mỹ. Vào ngày 3 tháng 7, việc lắp đặt 4.450 tấm kính tam giác trên kính thiên văn cuối cùng đã hoàn thành.

Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ

Sau sự sụp đổ của Arecibo, Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ nhất và duy nhất trên thế giới.Sau bi kịch xảy ra tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico hôm 2.12, cộng đồng khoa học đã bày tỏ nuối tiếc về việc đột ngột mất đi một công trình thiên văn biểu tượng.

Hiện chỉ còn lại một kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ và duy nhất trên thế giới. Đó là Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m của Trung Quốc (FAST). Được hoàn thành vào năm 2016 và nằm ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc. Đài quan sát này có giá trị lên tới 171 triệu USD. Mất khoảng nửa thập kỷ để hoàn thành việc xây dựng. Kích thước lớn cho phép nó phát hiện ra các sóng vô tuyến yếu. Xác nhận từ các ẩn tinh và vật chất trong các thiên hà ở rất xa; 300 trong số đường kính 500m của nó có thể được sử dụng cùng một lúc.

Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ

Địa điểm xây dựng và thông số kĩ thuật của kính viễn vọng

Kính viễn vọng của Trung Quốc được lắp đặt ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu, nhạy hơn gấp ba lần so với kính viễn vọng của Mỹ, và được bao quanh bởi ”vùng im lặng vô tuyến” dài 5 km – điện thoại di động và máy tính không thể sử dụng được tại khu vực này. Đĩa vệ tinh khổng lồ kích thước 500 mét có diện tích bằng 30 sân bóng đá và tiêu tốn chi phí xây dựng lên tới 1,1 tỉ nhân dân tệ (tương đương 175 triệu USD), cũng như khiến hàng nghìn dân làng phải di dời để giải phóng mặt bằng.

Hoạt động tại FAST đã bắt đầu vào năm 2011 nhưng việc vận hành với đầy đủ chức năng mới. Bắt đầu từ tháng 1.2020, chủ yếu để thu các tín hiệu vô tuyến phát ra từ các thiên thể. Đặc biệt là các sao xung – là những ngôi sao chết xoay chuyển rất nhanh. Dữ liệu được FAST thu thập sẽ cho phép hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ. Sau đó hỗ trợ tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Gần đây nhất, Trung Quốc cho biết sẽ chấp nhận yêu cầu vào năm 2021. Các nhà khoa học nước ngoài muốn thực hiện nghiên cứu tại FAST.

Giáo sư vật lý John Dickey tại Đại học Tasmania ở Australia cho rằng, kết quả cho đến nay rất ấn tượng: “Trung Quốc chắc chắn là một trung tâm nghiên cứu khoa học toàn cầu, ngang hàng với Bắc Mỹ hay Tây Âu… Cộng đồng các nhà nghiên cứu tiên tiến, sáng tạo và được tổ chức tốt như ở bất kỳ quốc gia tiên tiến nào trên thế giới”.

Những ứng dụng của kính viễn vọng vô tuyến

Các chuyên gia cho rằng trong thập kỷ tới, FAST được kỳ vọng sẽ tỏa sáng trong việc nghiên cứu. Về việc tìm nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn hoặc xác định các sóng vô tuyến mờ nhạt. Để tìm hiểu đặc điểm của các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời. Vào tháng 11, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng năm 2021. FAST sẽ được mở cửa cho các nhà khoa học nước ngoài sử dụng.

Địa điểm xây dựng và thông số kĩ thuật của kính viễn vọng

Tuy nhiên, có một số chức năng mà kính thiên văn của Arecibo có thể làm được. Còn FAST thì không thực hiện được. “Để quan sát trong hệ mặt trời, Arecibo có thể truyền tín hiệu. Cùng với nhận phản xạ từ các hành tinh, một chức năng mà FAST không thể tự hoàn thành. Tính năng này cho phép Arecibo hỗ trợ theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất – việc rất quan trọng nhằm bảo vệ Trái đất khỏi các mối đe dọa từ không gian”, Liu Boyang, nhà nghiên cứu về thiên văn vô tuyến tại Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến thuộc Đại học Tây Australia cho biết.

Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc chạy đua không gian. Trong tuần này, tàu thăm dò Chang’e-5 của Trung Quốc đã hạ cánh xuống mặt trăng. Thu thập các mẫu đất, đá trên mặt trăng nhằm mục đích mang về trái đất để nghiên cứu. Ngày 5.12, truyền thông nhà nước Trung Quốc và NASA đã chia sẻ hình ảnh Trung Quốc cắm cờ trên mặt trăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.