Là một bộ phận không thể thiếu trên bất kỳ chiếc Laptop nào, Ram sẽ giúp cho các tác vụ các bạn sử dụng trên laptop trở nên nhanh chóng và mượt mà hơn. Với sự phát triển vượt trội của công nghệ ngày nay, các laptop đời cũ ngày càng trở nên chậm chạp với những yêu cầu về cấu hình cao. Trong đó bộ nhớ Ram luôn được các nhà phát hành ưu tiên cho vào danh mục hàng đầu để yêu cầu ngoài chipset, CPU hay ổ cứng.
Việc đơn giản nhất để đáp ứng các nhu cầu của nhà phát hành là nâng cấp Ram, bởi ram có giá thành rẻ hơn các loại Chipset hay ổ cứng. Tuy nhiên, để nâng cấp Ram laptop thì không phải ai cũng làm được bởi phải tìm được Ram tương thích với laptop của bạn. Cũng như việc nâng cấp Ram lên dung lượng bao nhiêu là đủ. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc khi có ý định nâng cấp Ram laptop nhé.
Ram là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte). Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn. Nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng (Windows 32bit hoặc 64bit). Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4GB mà thôi.
RAM là nơi mà hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ ổ cứng (HDD). Một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM. Thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giây trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây).
Khi nào cần nâng cấp RAM cho laptop?
RAM là một trong những thành phần quan trọng của laptop. Là thứ quyết định độ trơn tru của máy trong quá trình sử dụng. Laptop có nhiều RAM thì chạy đa nhiệm sẽ tốt hơn. Ví dụ: Bạn có thể mở nhiều tab Chrome và nhiều ứng dụng khác cùng một lúc một cách trơn tru khi bạn có nhiều RAM. Nếu laptop của bạn thường xuyên xảy ra tình trạng đơ, khựng, giật lag trong ứng dụng. Hay thậm chí nặng hơn là tự khởi động lại, bạn nên nâng cấp RAM cho laptop.
Cách kiểm tra laptop có bị thiếu RAM hay không?
Hiện nay, các mẫu laptop đều được trang bị mức RAM tối thiểu là 4GB. Đủ dùng cho các tác vụ cơ bản như lướt web, làm văn phòng. Thế nhưng, nếu nhu cầu của bạn là chơi game, lập trình hay làm đồ họa, thì mức RAM tối thiểu bạn cần là 6GB. Và mức khuyên dùng là 8GB.
Để kiểm tra dung lượng RAM của bạn, bạn có thể làm theo cách sau:
- Bước 1: Click chuột phải vào thanh taskbar dưới màn hình > Chọn Task Manager.
- Bước 2: Trong Task Manager, chọn tab Performance > Chọn mục Memory để xem dung lượng RAM.
Cách kiểm tra RAM đang dùng trên laptop
Hiện nay trên thị trường, có các loại RAM phổ biến như DDR, DDR2, DDR3, DDR4. Bạn cần phải tìm đúng loại RAM mà máy đang sử dụng thì mới có thể lắp được RAM vào máy. Để kiểm tra loại RAM, bạn có thể sử dụng phần mềm CPU-Z và làm như sau: Bật CPU-Z > Chọn tab Memory để kiểm tra thông tin RAM.
Các lưu ý khi lắp thêm RAM, nâng cấp RAM
Trước khi lắp thêm RAM, có những điểm sau đây bạn cần lưu ý:
- Hệ điều hành Windows 32 bit hay 64 bit. Với hệ điều hành Windows, bản 32 bit của hệ điều hành này chỉ nhận được dung lượng RAM tối đa là 4GB.
- Dung lượng RAM tối đa được hỗ trợ là bao nhiêu? Trước khi nâng cấp RAM, bạn cần phải kiểm tra dung lượng RAM tối đa mà mẫu laptop có thể nhận trên trang web của hãng. Vì phần lớn các mẫu laptop sẽ bị giới hạn mức RAM.
- Mua RAM đúng thông số: Để đảm bảo hiệu suất cho laptop của bạn. Bạn nên chọn RAM có cùng dung lượng và tần số bus với thanh RAM đã lắp sẵn trong máy.
Hướng dẫn cách lắp thêm RAM, nâng cấp RAM
- Bước 1: Tháo nắp máy để lộ khe cắm RAM Bạn có thể sẽ phải tháo pin nếu laptop bạn có pin rời.
- Bước 2: Lắp thanh RAM. Với thanh RAM đã chuẩn bị sẵn, tiến hành lắp RAM vào khe RAM trên máy > Lắp lại nắp máy.
- Bước 3: Kiểm tra lại dung lượng RAM
Để đảm bảo rằng máy đã nhận đủ dung lượng RAM. Bạn cần khởi động máy > Kiểm tra lại dung lượng RAM qua Task Manager hoặc CPU-Z.