Máy bay trực thăng Ingenuity của NASA đã hoàn thành chuyến bay thứ ba đến sao Hỏa, đặc biệt là vì nó “nhanh hơn và xa hơn” so với bất kỳ các chuyến bay nào được thử nghiệm trên Trái đất. NASA hôm 19/4 xác nhận chiếc trực thăng lần đầu trên sao Hỏa chính thức trở thành chiếc máy bay đầu tiên cất cánh trên một hành tinh khác.
Máy bay trực thăng NASA tự vận hành chạy bằng năng lượng mặt trời này đã bay tới độ cao 3 mét và ở trên không khoảng 40 giây trước khi hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa. Kết quả của chuyến bay trực thăng Ingenuity đến Sao Hỏa được truyền tới Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực Nam California của NASA thông qua Tàu thăm dò Sao Hỏa. Bài viết sau đây sẽ cho các bạn biết rõ thêm về hành trình của chiếc máy bay này.
Chuyến bay đáp xuống bề mặt sao Hỏa thành công
Mặc dù kích thước chỉ bằng một thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ. Nhưng chi phí để chế tạo nên chiếc trực thăng này rất lớn. Cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết, máy bay trực thăng mini có tên gọi Ingenuity đã đáp xuống bề mặt sao Hỏa, chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên. Chiếc máy bay trực thăng siêu nhẹ này được cố định vào phần thân của xe tự hành Perseverance – thiết bị đã hạ cánh lên Hành tinh Đỏ vào ngày 18/2.
“Chuyến hành trình 293 triệu dặm (471 triệu km) của nó dưới phần bụng của Perseverance đã kết thúc với cú rơi từ độ cao 10 cm xuống bề mặt sao Hỏa” – cơ quan này cho biết thêm. Thay vì sử dụng hệ thống điện của Perseverance, Ingenuity sẽ sử dụng pin của chính nó. Ngoài ra, năng lượng còn dùng để chạy thiết bị sưởi được tích hợp, nhằm giữ ấm cho các bộ phận trong thời tiết khắc nghiệt của sao Hỏa về đêm.
“Lò sưởi này giúp nhiệt độ bên trong Ingenuity đạt khoảng 45 độ F (7 độ C)”. “Đủ sức chống chọi lại cái lạnh buốt giá khi về đêm trên Sao Hỏa. Nơi nhiệt độ có thể xuống thấp tới -130 độ F (-90 độ C)”. Bob Balaram – trưởng Dự án trực thăng sao Hỏa, kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực – cho hay. “Điều đó giúp bảo vệ hoàn toàn các thành phần quan trọng như pin. Và bao gồm một số thiết bị điện tử nhạy cảm không bị tổn hại ở nhiệt độ thấp”.
Hành trình bay của trực thăng và những khó khăn khi ở sao Hỏa
Trong vài ngày tới, nhóm vận hành Ingenuity sẽ kiểm tra các tấm pin mặt trời của máy bay trực thăng này xem có hoạt động bình thường hay không. Nhóm sẽ bắt đầu quá trình sạc lại pin trước khi kiểm tra động cơ và cảm biến để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên.
Thời gian bay
Ingenuity dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 11/4. Dữ liệu sẽ được gửi về Trái Đất vào ngày 12/4. Chiếc trực thăng mini này sẽ bay trong bầu khí quyển siêu loãng của sao Hỏa. Với mật độ không khí chỉ bằng một phần trăm so với Trái Đất. Điều này khiến Ingenuity gặp khó khăn khi đạt độ nâng cần thiết. Bù lại, trực thăng có lợi thế hơn khi lực hấp dẫn trên sao Hỏa chỉ bằng một phần ba Trái Đất.
Trong chuyến bay đầu tiên, Ingenuity sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 1m/s. Trên độ cao 3 m trong khoảng 30 giây, sau đó hạ cánh trở lại bề mặt. Trong mỗi chuyến bay, Ingenuity sẽ chụp ảnh bề mặt của Sao Hỏa. Khoảng 5 chuyến bay với độ khó tăng dần đã được lên kế hoạch thực hiện trong tháng này.
Chi tiết và hệ thống sử lí dữ liệu của trực thăng
Dù được gọi là trực thăng. Ingenuity chỉ có độ lớn tương đương một thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ. Máy bay được thiết kế với 4 chân. Phần thân dạng hộp, 4 cánh quạt được làm bằng sợi carbon. Sắp xếp trên 2 trục quay theo hướng ngược nhau. Trực thăng được trang bị thêm 2 camera. Bên cạnh đó còn các máy tính và cảm biến dò đường. Thiết bị có khối lượng gần 2 kg. Trực thăng sao Hỏa của NASA có giá rơi vào khoảng 85 triệu USD.
Giống như xe tự hành Perseverance. Khi ở khoảng cách quá xa, ngoài phạm vi điều khiển của các kỹ sư NASA, Ingenuity có thể tự bay. Các máy tính trên trực thăng sẽ kết nối với cảm biến. Camera luôn duy trì quãng đường bay đã được lập trình trước đó. Nếu thành công, sứ mệnh này sẽ đánh dấu việc lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Một thiết bị bay không người lái bay lượn trên bầu trời của một hành tinh khác.
Hành trình dự kiến
NASA ngày 25/4 cho biết máy bay trực thăng này đã di chuyển được 50 m với tốc độ tối đa 2 m/giây trong chuyến “hành trình” này. Đây là chuyến bay thứ ba của Ingenuity. Kể từ khi chiếc trực thăng đặc biệt này thực hiện chuyến bay đầu tiên lịch sử trên Hành tinh Đỏ hồi đầu tháng. Ingenuity đã đến được sao Hỏa hồi tháng 2 trên chiếc tàu thám hiểm Perseverance. Sau một chuyến hành trình kéo dài 7 tháng từ Trái đất.
Chuyến bay đầu tiên của Ingenuity trên Sao Hỏa vào ngày 19/4. Đây là huyến bay đầu tiên của một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng. Được sử dụng trên một hành tinh khác. NASA cho biết những hình ảnh được Ingenuity ghi lại trong suốt 80 giây. Chuyến bay này sẽ được đưa trở lại Trái đất trong những ngày tới.
Thí nghiệm Ingenuity sẽ kết thúc sau một tháng nữa để tàu thám hiểm Perseverance quay trở lại nhiệm vụ chính là tìm kiếm các dấu hiệu về sự sống của vi sinh vật trên sao Hỏa. Tuần trước, NASA cho biết họ đã đạt được một thành tựu đầu tiên trong sứ mệnh đến Sao Hỏa sau khi chuyển đổi carbon dioxide từ khí quyển Sao Hỏa thành oxy tinh khiết, có thể thở được.