Công nghệ thực tế ảo VR giúp con người dễ dàng cảm nhận một cách chân thực không gian ảo nhờ vào những thiết bị đeo kèm bên người. Con người sẽ tạo ra một môi trường được miêu tả giả lập nhờ vào phần mềm chuyên dụng, được điều khiển bởi thiết bị thông minh. Ngoài ra công nghệ thực tế ảo VR có thể tương tác với người dùng thông qua cử chỉ và nhiều giác quan khác như khứu giác, thính giác, xúc giác,….
Nhằm giúp người khiếm thị có thể nhận diện được đường đi một cách chân thực Microsoft đã phát minh ra sản phẩm cây gậy dò đường thực tế ảo. Công nghệ cực kỳ độc đáo này sẽ được dành riêng cho những người khiếm thị. Thông qua việc tạo ra một bản đồ ảo, giúp mô phỏng lại không gian xung quanh họ một cách chính xác nhất. Giúp người khiếm thị nhận diện được đường đi một cách dễ dàng.
Mục lục
Công nghệ AR và VR
Bên cạnh công nghệ thực tế ảo VR, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến công nghệ thực tế ảo tăng cường AR. Để phân biệt giữa 2 công nghệ này, bạn chỉ cần chú ý đến cách thức hoạt động của nó. Ví dụ, VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo. Trong khi đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh. Sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong. AR và VR là 2 không phải là đối thủ của nhau. Mỗi công nghệ đều có những ứng dụng riêng biệt mà công nghệ còn lại không có. Vậy nên chúng sẽ tồn tại song song với nhau. Một số hãng kính VR phổ biến hiện nay là:
Google Cardboard
Samsung Gear VR
Lenovo VR
Oculus Rift
Tùy vào chất lượng và các tính năng đi kèm, giá bán kính VR dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Chinh phục công nghệ thực tế ảo
Mới đây, Microsoft đã tiếp tục thể hiện tham vọng chinh phục công nghệ thực tế ảo (VR) của mình. Khi cho ra mắt một thiết bị điều khiển xúc giác mới với hình dáng một cây gậy. Đó là lý do vì sao hãng đặt tên cho sản phẩm của mình là “canetroller”. Sự kết hợp giữa “cane” – cây gậy và “controller” – bộ điều khiển. Tuy nhiên, nhóm đối tượng mà Microsoft hướng đến lần này lại khá lạ lùng và độc đáo: những người khiếm thị.
Các lập trình viên tại phòng nghiên cứu của Microsoft cho biết “canetroller” là một thiết bị ngoại vi. Hoạt động tương thích với bộ kính HTC Vive. Mục tiêu của họ là tạo ra công cụ có thể giúp những người khiếm thị “thấy” được một loại bản đồ ảo; mô phỏng chính xác không gian xung quanh.
Chuyển dữ liệu đường đi hay chướng ngại vật thành thực tế ảo
Cụ thể, “canetroller” sẽ được sử dụng như những cây gậy dò đường thông thường mà người khiếm thị vẫn sử dụng. Khác biệt ở chỗ thiết bị này có thể chuyển những dữ liệu xung quanh. Như đường đi hay chướng ngại vật thành một môi trường thực tế ảo. Với các thiết bị VR, bạn có thể dễ dàng hóa thân thành những nhân vật trò chơi yêu thích. Và tự mình trải nghiệm những thử thách ảo ngay trong không gian thực tế. Tuy nhiên, để những người khiếm thị trải nghiệm được công nghệ này là một điều vô cùng khó khăn. Thậm chí còn gần như bất khả thi ở thời điểm hiện tại.
“Canetroller” đã sử dụng những tín hiệu rung và âm thanh để mô phỏng lại một cách chính xác hiệu ứng mỗi khi người dùng gõ đầu gậy vào các đồ vật hay chướng ngại vật ảo. Ngoài ra, cây gậy này còn được trang bị hệ thống phanh đặc biệt. Giúp ngừng chuyển động khi va vào những đồ vật ảo. Mang lại cảm giác chân thực nhất.
Một số hạn chế “canetroller” cần vượt qua
Tuy nhiên, Microsoft cho biết hiện tại vẫn còn một số hạn chế mà “canetroller” cần phải vượt qua. Ví dụ, một tình nguyện viên sau khi trải nghiệm thiết bị này đã đánh giá rằng tiếng vang khi đầu gậy va chạm với một số đồ vật ảo không thực sự giống với thực tế. “Tôi là một người không giỏi trong việc xác định phương hướng. Vì thế, thính giác của tôi đặc biệt nhạy bén. Tôi có thể dựa vào độ vang của âm thanh để xác định khoảng cách giữa tôi và chướng ngại vật. Tuy nhiên, tôi lại không tìm thấy cảm giác đó khi trải nghiệm môi trường VR này”.
Thế nhưng nhìn chung, thí nghiệm và ý tưởng của Microsoft lại cho thấy rất nhiều hứa hẹn. Và có thể ứng dụng vào thực tiễn trong tương lai. Với môi trường mô phỏng ở trong phòng kín, 8 trong số 9 tình nguyện viên có thể thoải mái xác định phương hướng. Còn với môi trường ngoài trời, 6 người trong số họ có thể di chuyển mà không gặp vấn đề gì.
Khả năng biến hóa về kích thước
Một trong những hướng dẫn viên hợp tác với Microsoft trong dự án nghiên cứu lần này đánh giá “canetroller” thực sự là một công cụ hữu ích trong nhiều trường hợp. Như những học sinh, sinh viên không dám một mình sang đường khi có quá nhiều phương tiện qua lại. Họ có thể luyện tập với thiết bị này. Họ có thể tự mình khắc phục nỗi sợ mà không lo gặp phải tai nạn nghiêm trọng”.
Một trong những tính năng quan trọng nhất của “canetroller” chính là khả năng “biến hóa” về kích thước. Mục đích để trở thành một cây gậy dò đường thực thụ. Kích thước mặc định của thiết bị này là khá ngắn. Bên cạnh đó, hệ thống phanh nêu trên mới chỉ giúp cây gậy dừng lại khi va chạm vào đồ vật trong quá trình dò đường. Còn khi người dùng giơ cậy quá cao hoặc quá thấp, nó sẽ xuyên qua những chướng ngại vật trước mắt. Ví dụ như trần nhà hay sàn nhà.
Sử dụng bộ theo dõi tín hiệu của HTC Vive
Đội ngũ nghiên cứu của Microsoft đã khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng bộ theo dõi tín hiệu của HTC Vive. Và sẽ phát ra tiếng “beep” mỗi khi cây gậy “chọc” xuyên qua các đồ vật ảo. Điều này đã giúp “canetroller” tự hoàn thiện chính mình. Và chuẩn bị cho những trường hợp khó khăn hơn như khi người khiếm thị băng qua đường trong giờ cao điểm. Có thể nói, đây là một thành tựu cực kỳ ấn tượng và đáng hoan nghênh của Microsoft. Khi biến một công nghệ vốn cần nhiều đến hoạt động của thị giác trở nên có ích và dễ sử dụng đối với những người khiếm thị. Hy vọng họ sẽ tiếp tục nâng cấp hơn nữa để trình làng một thiết bị “canetroller” toàn diện và hoàn hảo nhất.