Thủ thuật thay thế Mainboard (bo mạch chủ) cho máy tính

Thủ thuật thay thế Mainboard (bo mạch chủ) cho máy tính
5 phút, 53 giây để đọc.

Thủ thuật thay thế Mainboard (bo mạch chủ) cho máy tính như thế nào? Bo mạch chủ – giao tiếp trung gian giữa các thiết bị. Nói chung, nó là mạch chính của một hệ thống hoặc thiết bị điện tử, máy tính. Công nghệ sản xuất bo mạch chủ thay đổi từng ngày, với các tiêu chuẩn giao tiếp hiện đại hơn. Vì vậy, việc thay thế bo mạch chủ mới cho máy tính là rất quan trọng. Cùng chúng tôi xem những thủ thuật thay thế Mainboard dưới đây!

Thông thường khi bạn muốn thay thế mainboard cũ bằng một chiếc mainboard mới hơn, công nghệ tiên tiến hơn, chuẩn giao tiếp hiện đại hơn đồng nghĩa với việc bạn đang muốn thay toàn bộ chiếc máy tính của mình. Vì khi thay thế một bo mạch chủ bằng công nghệ mới hơn cũng đồng nghĩa với việc cắm chuẩn cho các linh kiện khác như RAM, chip hay có thể là card đồ họa.

Mainboard là gì?

Mainboard (bo mạch chủ) được ví như sương sống trong cơ thể con người. Nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất.

Chức năng chính của Mainboard là gì?

  • Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất
  • Mainboard điều khiển tốc độ  và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.
  • Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên Mainboard.
  • Ngoài ra Mainboard còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của nguyên một bộ máy vì chỉ có có “em nó” mới biết là “mình” có thể nâng cấp lên tới mức nào.

Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối nguồn, tín hiệu tương tự nhau. Và theo sơ đồ khối trên ta thấy:

Chức năng chính của Mainboard là gì?

Thủ thuật thay thế Mainboard (bo mạch chủ) cho máy tính

Đối với máy tính đang sử dụng chip Intel

Mainboard dành cho chip Intel hiện tại đang có 4 loại Socket phổ biến nhất là LGA 775, LGA 1366, LGA 1156 và LGA 1155. Trong đó LGA 775 là Socket dành cho các dòng chip các đời Core 2 Duo, Dual Core, Pentium D và 1 số chip Celeron 2 nhân đời mới của Intel. LGA 1366 dành cho các chip Core i7 cao cấp đời đầu, LGA 1156 dùng cho các dòng chip Core i5, Core i3 đời đầu. Và 1 số chip Core i7 dòng trung cấp. Tuy nhiên hiện nay main sử dụng Socket 1156 không còn được sử dụng cho các mẫu chip đời mới của Intel.

Đối với máy tính đang sử dụng chip Intel

Chính vì vậy việc nâng cấp lên bo mạch loại này hoàn toàn không được khuyến khích vào thời điểm hiện tại. Bạn chỉ nên chọn dòng này nếu như chip cũ của bạn đang sử dụng loại này. dòng main sử dụng LGA 1155 là dòng mới nhất của Intel. Nó cắm được các chip Core ix đời 2 (thuộc dòng SandyBridge đình đám hồi đầu năm). Ngoài chú ý đến Socket cho chip cũ thì bạn cũng cần chú ý đến chuẩn RAM cũ của mình.

Hầu hết các main sử dụng Socket 1366, 1156 và 1155 đều sử dụng RAM DDR3 thậm chí 1 số loại main đời mới. Dử dụng LGA 775 cũng đã chuyển sang sử dụng RAM DDR3. Do đó, nên nếu thanh RAM cũ của bạn đang dùng là chuẩn DDR2 cũ. Thì bạn có thể tính đến việc mua đôi RAM mới hơn được rồi.

Thay thế Mainboard đối với máy tính đang sử dụng chip AMD

Việc chọn mainboard phù hợp với chip AMD cũ có vẻ như đơn giản hơn của Intel rất nhiều. Bởi hầu hết các main đời mới sử dụng Socket AM3 đều có thể cắm được các chip sử dụng Socket đời cũ hơn vì thế bạn không cần quá lo lắng về

Nếu máy cũ của bạn đang sử dụng card đồ họa rời và cũng không phải loại cũ lắm thì bạn có thể yên tâm. Vì hầu như tất cả các mainboad ngày nay đều có hỗ trợ 1 cổng PCI express. Nên bạn có thể cắm card đồ họa cũ lên mainboad mới mà không có gì phải lưu ý. Nhưng nếu trước đây bạn đang sử dụng card đồ họa tích hợp trên mainboard cũ. Thì bạn cần lưu ý hơn đến mainboard mới.

Đối với các main đời cũ

Các main đời cũ thì thường được chia theo tên gọi của chúng. Các dòng bắt đầu bằng chữ P thì sẽ không có card đồ họa tích hợp (P31, P41, P43 v.v…). Còn các dòng bắt đầu bằng chữ G thì sẽ có hỗ trợ (G31, G41, G43 v.v…) và 1 đặc điểm khác để nhận biết mainboard có card onboard hay không. Đó là nhìn vào phần chân cắm của các mainboard. Nếu bạn thấy có các cổng xuất tín hiệu hình ảnh như D-Sub, DVI. Hay HDMI thì main đó sẽ có card đồ họa tích hợp.

Đối với các main đời cũ

Đối với các main đời mới sử dụng Socket 1156 trở lên thì chip đồ họa tích hợp không còn được nằm trên mainboard nữa. Mà nó đã được tích hợp vào các con chip dòng Core i đời mới. Vì thế ngoài xem xem mainboard có cổng xuất tín hiệu hình ảnh hay không. Bạn cũng cần chú ý đến dòng chip của bạn có nhân đồ họa tích hợp hay không. Nếu chip không có nhân đồ họa tích hợp thì dù có cổng xuất tín hiệu trên main. Bạn vẫn không thể sử dụng chúng được.

Nguồn điện cũng là thành phần khá quan trọng của máy tính nhưng việc thay main. Có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công suất tiêu thụ của máy. Nhưng để an toàn hơn cho các thiết bị đắt tiền của mình. Bạn cũng nên chọn cho mình 1 chiếc nguồn công suất thực có tên tuổi 1 chút. Huntkey có lẽ là loại tương đối bình dân trong số các loại nguồn có tên tuổi. Đang được bán tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Time limit is exhausted. Please reload the CAPTCHA.