Laptop là một loại máy tính có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển khi có thể làm việc ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, để đánh đổi điều đó, rất nhiều các bộ phận như pin, ổ cứng, ram, ổ đĩa…được bố trí vào một không gian vô cùng chật hẹp. Trong quá trình sử dụng, lượng nhiệt phát sinh sẽ khiến cho laptop nóng dần lên, khi đó quạt tản nhiệt phải hoạt động mạnh hơn nhằm đẩy luồng không khí nóng ra ngoài.
Các phần cứng của laptop hoạt động với công suất lớn sẽ khiến chúng nóng hơn, quạt tản nhiệt sẽ phải hoạt động với công suất lớn hơ. Lâu dần, sẽ phát ra những tiếng ồn rè rè vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân nào làm phần cứng hoạt động mạnh hơn và làm cách nào để khắc phục tiếng ồn quạt tản nhiệt laptop? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé.
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn quạt tản nhiệt laptop
Trước khi đi vào chi tiết cách giảm tiếng ồn trên quạt tản nhiệt laptop bạn cần biết về nguyên nhân gây ra tiếng ồn này. Có 4 nguyên nhân làm cho quạt tản nhiệt phát ra tiếng ồn:
Do bụi bẩn bám lâu ngày vào quạt
Đây được xem là nguyên nhân chủ chốt và phổ biến nhất trên máy. Nếu như các bạn vẫn chưa vệ sinh laptop của mình thường xuyên thì bụi sẽ bám vào cánh quạt và gây nặng cánh, mất cân bằng. Khi bụi bám vào càng nhiền thì càng che kín quạt tản nhiệt. Do đó, quạt phải hoạt động với công suất tối đa và phát ra những tiếng kêu to, rè rè.
Quạt bị khô dầu, hết keo tản nhiệt
Nếu nhu bạn dùng laptop một quãng thời gian dài nhưng chưa thay keo tản nhiệt cho CPU thì chắc chắn rồi đây là nguyên nhân làm cho máy nóng nhanh hơn. Khi keo tản nhiệt hết thì quạt tản nhiệt tự nhiên phải hoạt động nhiều hơn. Quạt bị khô dầu cũng gây ra những âm thanh khó chịu ở người dùng.
Laptop bị nhiễm các phần mềm độc hại
Khi laptop bị nhiễm virus thì sẽ xuất hiện nhiều chương trình chạy ngầm. Máy của bạn vì thế phải xử lý công việc nhiều hơn, nóng nhanh hơn và khiến cho quạt làm việc nhiều hơn.
Do chạy phần mềm, game nặng
Nếu bạn đang chơi trò chơi 3D, sử dụng webGL hoặc các công nghệ trình duyệt nặng nề khác như Google Chrome Experiments, hoặc dựng hình video thì bạn cũng sẽ cảm thấy nhiệt độ khá nóng bỏng.
Quạt bị hỏng hoặc bị gãy cánh
Đây cũng là một trong những lỗi bạn nên xem xét kỹ khi tìm cách giảm tiếng ồn trên quạt tản nhiệt laptop. Quạt laptop bị hỏng có thể do quá trình vận chuyển không đúng cách, do bạn để laptop trên nệm nên laptop không thoát được nhiệt. Hoặc cũng có thể do trong quá trình tháo lắp quạt không đúng cách làm cho nhiệt bị thổi ngược vào trong máy.
Quạt bị gãy cánh, quay không đều làm cho các bộ phận tiếp xúc vào trở nên lỏng lẻo hơn và làm xuất hiện những âm thanh lạ lẫm, to hơn so với lúc bình thường.
Cách giảm tiếng ồn trên quạt tản nhiệt cho laptop
Dừng các tác vụ không cần thiết
Quạt bỗng nhiên quay mạnh mà không có bất kỳ lỗi hay cảnh báo gì hiển thị trên màn hình. Thì có thể chúng đang đáp ứng nhu cầu tản nhiệt của một phần cứng nào đó. Và thường là GPU. Hướng tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tiến hành tắt các ứng dụng không mong muốn đang sử dụng phần cứng đó. Bằng cách dừng tiến trình (End process).
Ở Mac, tiến hành kiểm tra và vô hiệu hóa các tiến trình chạy ngầm và không mong muốn bằng Activity Monitor. Với Windows, hãy sử dụng Task Manager. Ngoài ra, để tránh các tiến trình này tự khởi động lại cùng máy tính. Người sử dụng Win 10 cần xóa bỏ chúng trong thư mục startup hoặc Task Manager/startup. Với Mac, vào System Preferences>Users>Startup và loại bỏ tất cả tác vụ không cần thiết.
Thay quạt làm mát nếu như quạt bị hỏng
Cách giảm tiếng ồn trên quạt tản nhiệt laptop này được áp dụng trong trường hợp quạt bị hỏng. Giá quạt tản nhiệt của laptop trung bình dao động từ khoảng 500.000 VNĐ.
Vệ sinh laptop định kỳ
Khoảng 2 năm bạn nên vệ sinh 1 lần cho laptop của mình. Nếu như bạn làm việc trong môi trường bụi bẩn thì nên tăng số lần vệ sinh lên. Hãy chú trọng việc thay keo tản nhiệt CPU và thêm dầu bôi trơn vào trục để quạt được ổn định hơn nhé!
Nếu như các bạn có được kinh nghiệm thì bạn có thể tự mình vệ sinh cho laptop. Nếu bạn không tự tin vào khả năng của mình có thể mang máy đến các cơ sở gần nhà để giải quyết.
Kiểm tra máy có bị nhiễm virus hay không
Nếu như máy của bạn đang chạy chậm. Và thường xuyên phải tự cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc thì rất có thể máy của bạn đã bị nhiễm virus. Hãy kiểm tra nó bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctr + Alt + Del. Cửa sổ Task Manager sẽ được mở ra. Sau đó, bạn hãy xem CPU được dùng của các ứng dụng trong máy đáng chạy nhé!
Thông thường, các ứng dụng độc hại sẽ chiếm phần CPU khá cao. Bởi vì chúng phải hoạt động cùng một lúc. Bạn nên tiến hành gỡ bỏ nhưng ứng dụng này nhanh nhất có thể. Để bảo vệ an toàn dữ liệu và đảm bảo máy được chạy mượt mà nhất. Đồng thời, các bạn nên kết hợp sử dụng thêm các phần mềm diệt virus để tìm và diệt virus trong máy. Hạn chế truy cập các trang web độc hại và tránh dùng đến các phần mềm crack. Các bạn nên dùng đến hệ điều hành Windows bản quyền nhé!